Ôn tập kiểm tra Toán lớp 2 - Tuần 1
GIỚI THIỆU:
Với bộ Bài tập ôn cuối tuần lớp 2 môn Toán cả năm mới nhất này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố vững chắc được kiến thức môn Toán lớp 2.
Nội dung bài tập được xây dựng bám sát vào các kiến thức Toán trong sách giáo khoa.
1. Mục tiêu bài học
- Biết cách đặt tính, làm tính cộng các số có hai chữ số.
- Cộng nhẩm các số trong phạm vi 100 (cộng không nhớ);
- Vận dụng vào giải các bài toán có lời văn.
- Bước đầu biết về tính chất phép cộng: Khi đổi chỗ hai số trong một phép cộng thì kết quả không thay đổi.
2. Tóm tắt kiến thức
2.1 Ôn tập số đếm đến 100
- Đọc, đếm, viết các số trong phạm vi 100.
- Nhận biết các số có một chữ số; số lớn nhất; số bé nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số có một chữ số, số có hai chữ số, số liền trước, số liền sau….
Dạng 1: Đọc, đếm, viết các số trong phạm vi 100
- Đọc các số lần lượt từ hàng chục (với các số khác) ghép với từ mươi rồi đến chữ số hàng đơn vị.
- Từ cách đọc, viết các chữ số tương ứng với mỗi hàng rồi ghép lại để được số có hai chữ số.
Ví dụ:
Dạng 2: Đặc điểm của các số trong phạm vi 100
Cần ghi nhớ một số các đặc điểm sau:
a) Các số có một chữ số là các số trong phạm vi từ 0đến ...
b) Các số tròn chục là: 10;20;30;40;50;60;70;80;90 và 100
c) Số bé nhất có hai chữ số là 10, số lớn nhất có hai chữ số là số 99.
d) Các số có hai chữ số giống nhau là số….
Ví dụ: Số tròn chục lớn nhất có hai chữ số là………..
Giải:
Số tròn chục lớn nhất có hai chữ số là 90.
Số cần điền vào chỗ chấm là 90
Dạng 3: Số liền trước, liền sau.
- Số liền trước của một số a bất kì thì kém số a một đơn vị.
- Số liền sau của một số a bất kì thì hơn số a một đơn vị.
Ví dụ:
- Số liền trước của số 14 là số 13, (14 - 1)
- Số liền sau của số 14 là số 15, (14 + 1).
2.2 Cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100
Dạng 1: Thực hiện phép tính
Thực hiện phép cộng các số có hai chữ số bằng cách cộng từ phải sang trái các số của hàng đơn vị rồi cộng các số ở hàng chục.
Dạng 2: Bài toán có lời văn
- Đọc và phân tích đề bài: Xác định các số đã cho, số lượng tăng hoặc giảm và yêu cầu của bài toán.
- Tìm lời giải cho bài toán:
Em dựa vào các từ khóa “thêm”, “bớt”, “tất cả”, “còn lại”…để xác định phép tính cần dùng cho bài toán.
Bài toán yêu cầu tìm “cả hai” hoặc “tất cả” thì thường sử dụng phép tính cộng để tìm lời giải.
- Trình bày lời giải cho bài toán: Viết rõ ràng lời giải, phép tính, đáp số.
- Kiểm tra lại lời giải và kết quả em vừa tìm được.
Dạng 3: So sánh
Muốn so sánh giá trị của hai hoặc nhiều phép cộng các số có hai chữ số thì cần thực hiện phép tính rồi so sánh các kết quả vừa tìm được.
3. Hướng dẫn tự học
Chào các bạn học sinh,
Để giúp các bạn tận dụng tối đa hệ thống học tập số của chúng ta, dưới đây là hướng dẫn để tự học thông qua việc xem video và thực hành bài tập.
Bước 1: Xem video hướng dẫn
- Video này sẽ giúp bạn hiểu rõ về kiến thức cần học và cách áp dụng nó vào các bài tập.
Bước 2: Thực hiện bài tập
- Bắt đầu làm bài tập theo hướng dẫn.
- Nếu bạn gặp khó khăn, hãy tham khảo lại video hướng dẫn hoặc tài liệu học.
- Cố gắng làm bài tập một cách chính xác và đầy đủ. Nếu sai sót, hãy xem xét lại và sửa chúng để nắm vững kiến thức.
Bước 3: Kiểm tra kết quả và phản hồi
- Khi hoàn thành bài tập, hệ thống sẽ tự động kiểm tra kết quả của bạn.
- Xem kết quả và phản hồi từ hệ thống để biết được điểm mạnh và điểm cần cải thiện.
- Nếu bạn không hiểu hoặc gặp vấn đề nào trong quá trình làm bài, hãy liên hệ với giáo viên hoặc người hỗ trợ để được giúp đỡ.